Sơn Epoxy là gì ? Tìm hiểu đặc tính và ứng dụng sơn Epoxy
Trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng sơn khác nhau được sử dụng cho cả ngoại và nội thất bên trong những công trình. Tuy nhiên, mỗi dòng sơn có những ưu nhược điểm khác nhau mang đến nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.
Dòng sơn cao cấp hiện nay, đã và đang mang đến cho người dùng những ưu điểm tốt nhất, chính là sơn Epoxy – một sự lựa chọn tin cậy cho khách hàng.
Vì sao sơn Epoxy chính là sự lựa chọn tin cậy ?
Nhằm để mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn tốt nhất cho căn nhà của mình, sơn Epoxy có đầy đủ những đặc tính vượt trội, đáp ứng những yêu cầu của người dùng.
Tính bám dính và bảo vệ tốt
Sơn epoxy có tính bám dính cao, bảo vệ bề mặt và thích ứng đa dạng trên nhiều loại bề mặt (sàn, tường,…) từ các vật liệu khác nhau như bê-tông, gỗ, kim loại,…
Tính thẩm mỹ cao
Sơn epoxy giúp cho các bề mặt sơn có độ sáng bóng, cùng màu sắc tươi, đảm bảo các yêu cầu khắc khe về thẩm mỹ cho không gian.
Tính bền chắc, độ cứng cao
Sơn Epoxy khô nhanh, hơn tính bay hơi cực kỳ thấp đảm bảo độ bền chắc, chất lượng sơn epoxy mang lại đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho khác hàng sử dụng với chế độ bảo hành 12 tháng.
Khả năng chống thấm, bụi bẩn
Sơn epoxy có khả năng chống thấm nước hay các loại chất lỏng khác cho bề mặt sơn, các bụi bẩn bám trên bề mặt sơn cũng có thể được lau chùi dễ dàng hơn.
Khả năng chịu lực và ma sát cao
Sơn Epoxy không chỉ đẹp mà còn còn tính chịu lực, ma sát tốt, với khả năng này, sơn Epoxy thích hợp cho các công trình đòi hỏi phải có tính chịu lực cao như tầng hầm để xe, nhà kho, xưởng, bệnh viện, trường học,…
Sơn Epoxy có những dòng sơn nào?
Hiện nay, có hai dạng sơn Epoxy thường dùng chính là sơn Epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san phẳng. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hệ sơn này được xét đến: thành phần vật liệu chế tạo, cách thi công sơn epoxy, chất lượng và giá cả.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng yêu cầu sử dụng cho từng loại công trình, từng loại bề mặt khác nhau mà sơn Epoxy được pha trộn thành những loại khác nhau. Thông dụng nhất có thể kể đến ba loại gồm: Sơn Epoxy không dung môi, gốc dung môi và gốc nước.
Những đặc tính và ứng dụng của từng dòng sơn Epoxy
Ba dòng sơn Epoxy không dung môi, gốc dung môi và gốc nước được sử dụng cho những yêu cầu về điều kiện sử dụng thực tế khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn đảm bảo những đặc tính, ưu điểm của sơn cao cấp Epoxy.
Sơn Epoxy không dung môi
Tên gọi khác của dòng sơn này là sơn Epoxy tự phẳng. Về thành phần của dòng sơn này không chứa dung môi bay hơi, cách hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng, vì thế ưu điểm của nó chính là dễ dàng che khuất những khuyết điểm của bề mặt sơn.
So với hai dòng sơn gốc dung môi và gốc nước, Sơn Epoxy không dung môi có độ dày phẳng cao hơn, trung bình khoảng 3mm. Ưu điểm của dòng sơn này cũng vượt trội hơn hẳn so với hai dòng sơn còn lại về độ dày phẳng, độ liên kết bền chặt cao và khả năng chịu lực rất tốt.
Sơn Epoxy gốc dung môi
Sơn Epoxy gốc dung môi còn được gọi là Sơn Epoxy gốc dầu. Đây chính là dòng sơn đầu tiên được người Việt tin dùng vào những năm 2000.
Bên cạnh những ưu điểm chung của sơn Epoxy, dòng sơn này lại tồn tại các nhược điểm như:
-Hạn chế dùng trong các môi trường có độ ẩm cao. Khi độ ẩm cao, sơn Epoxy gốc dung môi khó có thể đông cứng nhanh chóng.
-Gây độc hại cho môi trường thi công vì nguyên vật liệu chính chứa dung môi bay hơi (dầu).
-Khí hậu thay đổi trong năm ảnh hưởng đến tính giãn nỡ, dễ gây ra hiện tượng nứt, gãy bề mặt màng sơn, dẫn đến chất lượng và tính thẩm mỹ thấp.
-Độ dày phẳng trung bình 0,1 mm.
Sơn Epoxy gốc nước
Tiếp nối dòng sơn gốc dung môi, sơn Epoxy gốc nước được ra đời với những cải tiến kỹ thuật hiện đại hơn, khắc phục những nhược điểm từ dòng sơn gốc dung môi.
Nguyên vật liệu từ nước nên dòng sơn này không gây hại đến môi trường thi công, thân thiện với môi trường. Chính ưu điểm này, sự lựa chọn dòng sơn gốc nước thay thế cho dòng sơn gốc dung môi ngày càng nhiều.
Các ưu điểm cải tiến từ kỹ thuật hiện đại khắc phục những nhược điểm từ dòng sơn gốc dung môi có thể kể đến như sau:
+ Thời gian sử dụng lâu dài hơn do nguyên vật liệu hoạt động theo phản ứng của quá trình trộn và bay hơi.
+ Phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi trong năm.
+ Không kén chọn môi trường, trong môi trường có độ ẩm vẫn có thể đóng rắn nhanh chóng.
Tuy nhiên về độ dày phẳng thấp hơn so với dòng sơn không dung môi, trung bình 0,1 mm.
Những đặc tính gồm ưu điểm và nhược điểm của từng dòng sơn Epoxy trên đây sẽ giúp bạn đọc có những hiểu biết cơ bản. Từ đó có thể lựa chọn sản phẩm Epoxy phù hợp cho những nhu cầu sử dụng. Chắc chắn, dòng Sơn cao cấp Epoxy hiện tại và tương lai sẽ có những cải tiến về mặt kỹ thuật theo hướng hiện đại hơn. Ngày càng đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra bạn có thể xem thêm nhiều kiến thức hay về xây dựng tại website https://dichvuvesinhpkt.com
Mục lục